Học lái xe số sàn: Hướng dẫn 15 bước cơ bản cho người mới bắt đầu

Xã hội ngày càng phát triển, hộp số sàn trên xe ô tô đã là công nghệ cũ và dần bị thay thế bởi tính tiện lợi, hiện đại của hộp số tự động nhưng đối với những người mới tập lái, muốn bắt đầu làm quen với việc điều khiển, làm chủ chiếc xe ô tô thì số sàn (hay còn gọi là số tay) vẫn ưu tiên được lựa chọn hàng đầu.

Sau đây là những chia sẻ về kiến thức cơ bản, những điều nên biết cho người mới bắt đầu. Những điều tưởng chừng như cơ bản và đơn giản này lại vô cùng quan trọng, là tiền đề giúp bạn tránh được những rủi ro lớn cho mình. Mời bạn cùng HỆ THỐNG TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE Ô TÔ 3T cùng tìm hiểu nhé!

Xe ô tô số sàn là gì? 

Xe ô tô số sàn (hay còn gọi xe số tay) là loại xe mà người lái phải trực tiếp điều khiển cần số bằng tay. Trong tiếng Anh, MT – Manual Transmission là tên gọi của loại xe số sàn này, còn xe số tự động có thuật ngữ là AT – Auto Transmission. 

Cả hai loại xe đều có thể tăng hoặc giảm số phù hợp với sức tải và tốc độ của xe, chỉ khác về cách thức điều khiển là dùng tay hay dùng máy. Để xe hoạt động trơn tru cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba bộ phận đó là côn, số và ga. 

Xe ô tô số sàn vẫn là một lựa chọn hàng đầu phù hợp với người muốn học lái

Xe ô tô số sàn vẫn là một lựa chọn hàng đầu phù hợp với người muốn học lái

Xe hoạt động trơn tru cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba bộ phận: côn, số và ga

Xe hoạt động trơn tru cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ba bộ phận: côn, số và ga

Chi tiết hệ thống lái của xe ô tô số sàn

Trước khi học lái xe ô tô số sàn bạn cần hiểu rõ từng chi tiết trên xe. HỆ THỐNG TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE Ô TÔ 3T mời bạn bước lên xe, tại vị trí ghế lái, bạn sẽ nhìn thấy ngay trước mặt và phía bên tay phải những bộ phận sau: 

  • Vô lăng (hay còn gọi Tay lái): nó ở ngay trước mặt ghế lái, về phía bên trái của xe. Đây là thiết bị điều khiển hướng chuyển động xe.

Hình ảnh minh họa vô lăng xe

Hình ảnh minh họa vô lăng xe 

  • Công tắc còi điện: bộ phận phát ra âm thanh, có chức năng báo hiệu cho người và các phương tiện khác tham gia giao thông cùng lúc với xe khi có dấu hiệu có thể xảy ra va chạm, tránh gây tai nạn không đáng có.

Người lái xe ấn còi cảnh báo các phương tiện giao thông khác

Người lái xe ấn còi cảnh báo các phương tiện giao thông khác

  • Công tắc bật/tắt các loại đèn xe: nó nằm trên trục tay lái. Quy định: Nấc số 1: đèn cốt, nấc số 2: đèn pha. Ví dụ khi muốn xi nhan xin đường, bạn bật nấc số 2 rồi gạt về phía trước hoặc sau.

Ảnh minh họa chi tiết các chế độ bật/tắt đèn trên xe cần biết khi học lái ô tô số sàn

Ảnh minh họa chi tiết các chế độ bật/tắt đèn trên xe cần biết khi học lái ô tô số sàn

  • Các tín hiệu về điện trên xe: cắt điện: lock, cấp điện hạn chế: ACC; cấp điện hoàn toàn: ON; khởi động 1: Start…

Một số ký hiệu điện cảnh báo trên xe bạn cần biết khi học lái số sàn

Một số ký hiệu điện cảnh báo trên xe bạn cần biết khi học lái số sàn

  • Bàn đạp côn ly hợp: Ở vị trí ghế ngồi lái, bạn hãy nhìn xuống ngay dưới chân mình sẽ thấy ba bàn đạp, trong đó có bàn đạp ly hợp – côn, bộ phận này nằm ở phía ngoài cùng bên trái. Chức năng của nó để ngắt/nối động lực từ động cơ đến HTTL, sử dụng khi khởi động động cơ xe, phanh xe hay chuyển số.
  • Phanh chân: là bàn đạp nằm ở giữa trong số 3 bàn đạp vừa đề cập tới ở trên. Bàn đạp này được sử dụng khi bạn muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe lại.

Vị trí phanh chân trên xe ô tô

Vị trí phanh chân trên xe ô tô 

  • Bàn đạp ga: là bàn đạp phía ngoài cùng bên phải còn lại so với 2 bàn đạp trên. Nó có chức năng cung cấp thêm nhiên liệu cho động cơ nhằm tăng tốc độ khi xe muốn di chuyển nhanh.

Thứ tự bàn đạp côn - phanh - ga từ trái sang phải

Thứ tự bàn đạp côn – phanh – ga từ trái sang phải

  • Cần phanh tay: có chức năng dừng xe lại, bộ phận này đặc biệt quan trọng khi xe muốn dừng trên đoạn đường dốc.

Cần phanh tay phù hợp với địa hình dốc khi cần dừng xe

Cần phanh tay phù hợp với địa hình dốc khi cần dừng xe

Trên đây là những bộ phận cơ bản điều khiển xe ô tô số sàn bạn bắt buộc phải biết trước khi bắt đầu học lái xe số sàn cơ bản. Ngoài ra tùy thuộc vào công năng và thiết kế mỗi loại xe sẽ có thêm: công tắc gạt nước, màn hình hiển thị hệ thống thông tin giải trí, điều hòa, quạt gió…

Xem ngay: Xe số sàn và những điều cần biết khi lái 

Ưu, nhược điểm xe ô tô số sàn so với xe ô tô số tự động

Ưu điểm: 

Cơ chế vận hành an toàn hơn

Việc so sánh xe ô tô số sàn và xe số tự động, xe nào an toàn hơn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên nhìn chung, việc chạy xe ô tô số sàn tuy sẽ phức tạp hơn nhưng lại đảm bảo khả năng kiểm soát tình huống tốt hơn. Khi lái xe ô tô số sàn, người lái cần phải sử dụng đến cả hai chân, chân trái điều khiển bàn đạp côn, chân phải điều khiển bàn đạp phanh và ga. Ngoài ra, tay phải đồng thời còn phải thao tác cần số để chuyển số phù hợp với từng tốc độ và với những điều kiện vận hành khác nhau. Thế nên, lái xe sàn sẽ đòi hỏi người lái tập trung nhiều hơn khi lái xe số tự động.

Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của xe số sàn cũng hạn chế được rủi ro khi mất kiểm soát tốc độ tốt hơn. Bởi bàn đạp ly hợp do người lái điều khiển. Điều này giúp tránh được lỗi đạp nhầm chân ga cực kỳ nguy hiểm.

Tiết kiệm nhiên liệu khi chạy trên đường trường

Trong hộp số tự động, bàn đạp ly hợp bên trong được vận hành bằng áp lực dầu từ bơm thuỷ lực. Còn đối với hộp số sàn được điều khiển bởi lực đẩy của chân người lái thông qua bàn đạp côn. Do đó, nếu cùng di chuyển trên đường trường, có cùng tỷ số truyền cuối thì xe số sàn tiết kiệm xăng hơn.

Xe số sàn tiết kiệm xăng hơn khi chạy xe đường dài

Xe số sàn tiết kiệm xăng hơn khi chạy xe đường dài

Việc sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản, chi phí thấp hơn

Do cấu tạo đơn giản hơn xe ô tô số tự động nên việc sửa chữa, bảo dưỡng xe hộp số sàn cũng sẽ đơn giản hơn. Ở xe số sàn, nhờ vào sức mạnh động cơ nên hộp số ít gặp những trục trặc, lỗi lầm về máy móc hơn. Trong khi đó, với xe số tự động, các chi tiết máy thường sẽ bị hao mòn nhanh hơn. Nhằm đảm bảo sự vận hành đồng bộ thì nhiều chi tiết, bộ phận phải thay mới dù ít hoạt động. Ví dụ, nếu gặp trục trặc hộp số sàn hiếm khi phải thay mới bộ ly hợp như hộp số tự động.

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe số sàn thấp hơn xe số tự động

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe số sàn thấp hơn xe số tự động

Giá thành xe thấp hơn

Do cấu tạo đơn giản hơn nên chi phí sản xuất hộp số sàn sẽ thấp hơn, dẫn đến giá bán xe số sàn thường thấp hơn xe số tự động khá nhiều. Với cùng một mẫu xe, phiên bản số sàn luôn rẻ hơn phiên bản số tự động từ vài triệu tới vài chục triệu đồng.

Nhược điểm:

Thao tác điều khiển xe phức tạp

Khi lái xe ô tô số sàn, người lái vừa phải thao tác nhuần nhuyễn đồng thời ba bộ phận côn – phanh – ga, vừa phải chuyển số phù hợp. Từ giai đoạn làm quen đến khi lái thành thạo cần mất nhiều thời gian. Trong khi với xe số tự động, người lái chỉ cần đạp ga, không cần quan tâm đến bàn đạp ly hợp hay việc phải chuyển số. Vì vậy, lái xe số tự động đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.

Đặc biệt, người lái xe số sàn khá vất vả khi chạy trong những đoạn đường đông đúc, kẹt xe, ùn tắc… Bởi khi này người lái phải đạp bàn đạp côn liên tục. Do đó, rất nhiều người cho rằng loại xe số sàn này không hợp với phụ nữ hay người lớn tuổi là  vì vậy. Đây cũng chính là lý do vì sao xe số sàn ngày càng trở nên ít người sử dụng tới vậy.

Chọn lựa giữa xe số sàn và xe tự động luôn là bài toán với người mua

Chọn lựa giữa xe số sàn và xe tự động luôn là bài toán với người mua

Những điểm cần chú ý trước khi lái xe

Không bao giờ uống rượu bia khi lái xe ô tô

Trong quá trình học và suốt quá trình lái xe của bạn, đây có lẽ sẽ là điều đặc biệt quan trọng khi học lái xe ô tô. Rượu bia làm cho đầu óc người lái không tỉnh táo, thêm vào đó sự hưng phấn khi lái xe ô tô có nhiều khả năng gây ra thảm họa tai nạn cho người khác và cho chính bản thân người cầm lái. Cũng như việc chúng ta cần phải thắt dây an toàn, đây chắc chắn là điều tất cả chúng ta nên khắc sâu trong tâm trí trước khi đặt tay vào vô lăng ô tô. Đừng bao giờ có ý định phớt lờ hay coi nhẹ điều này, ngay cả đối với một người lái xe kỳ cựu lâu năm.

Slogan “ĐÃ UỐNG RƯỢU BIA KHÔNG LÁI XE” cần khắc sâu vào tâm trí người cầm lái

Slogan “ĐÃ UỐNG RƯỢU BIA KHÔNG LÁI XE” cần khắc sâu vào tâm trí người cầm lái

Không đi cùng quá nhiều người trên xe

Việc có quá nhiều người trên xe trò chuyện, cười đùa khiến tài xế mất tập trung khi lái xe ô tô. Đặc biệt khi xe tải trọng quá nặng, độ ma sát bám mặt đường của hệ thống phanh sẽ giảm đi đáng kể khiến cho việc điều khiển gặp nhiều khó khăn hơn. Chỉ chở tối đa số người theo quy định với số ghế của xe, và chở càng ít đồ đạc càng tốt. Đây cũng là một trong số những điều cần biết khi học lái xe ô tô mà bạn phải nắm được.

Trước khi lái cần chuẩn bị kỹ 

Khi học bằng lái xe, dù cho bạn có là tay lái giỏi, làm quen nhanh, thì cũng nên học trên 50 giờ lái thực hành theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Học trong sân tập trước, sau đó học lái xe đường vắng, gập ghềnh, và cuối cùng thì học lái xe ô tô trên đường phố. Trước khi bước lên xe cầm lái cũng cần kiểm tra kỹ gương, số, ga, dây an toàn ….

Tự học lái xe ô tô số sàn theo nguyên tắc 15 bước: 

  • Bước 1: Thắt dây an toàn khi lái xe ô tô số sàn: Đây là quy tắc đầu tiên và cơ bản nhất, việc thắt dây an toàn sẽ giúp bạn và những người đi cùng trên xe ô tô luôn an toàn khi tham gia giao thông.

Học cách thắt dây ăn toàn cũng là một nghệ thuật

Học cách thắt dây ăn toàn cũng là một nghệ thuật

  • Bước 2: Hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của bộ bàn đạp ly hợp khi lái xe ô tô số sàn: Với những hiểu biết về nguyên tắc hoạt động của chiếc xe mình đang đi, mỗi dòng xe có những cách thức và hoạt động khác nhau. Từ đó, sẽ giúp chúng ta tự tin hơn khi điều khiển xe lưu thông ngoài đường.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một bàn đạp côn ly hợp

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một bàn đạp côn ly hợp

  • Bước 3: Điều chỉnh ghế khi lái xe ô tô số sàn

Điều chỉnh ghế phù hợp tạo cảm giác thoải mái khi lái xe

Điều chỉnh ghế phù hợp tạo cảm giác thoải mái khi lái xe

  • Bước 4: Đạp hết chân côn (bàn đạp ly hợp): Nhấn chân côn và giữ nó sát với sàn. Đây là thời điểm tốt để chú ý xem rằng chân côn chuyển động khác với chân phanh và chân ga như thế nào, tốt nhất là bạn nên làm quen với việc cách thả chân côn nhanh và chậm.
  • Bước 5: Kiểm tra chắc chắn cần số đang ở vị trí N khi lái xe ô tô số sàn: Việc bạn cần làm là di chuyển cần số về vị trí trung tâm. Đây là vị trí mà cần số có thể tự do di chuyển từ bên này sang bên khác. Xe được coi là không vào số khi cần số đó ở vị trí trung tâm hoặc chân côn bị nhấn xuống hoàn toàn sát sàn.

Ảnh minh họa khi cần số ở vị trí N

Ảnh minh họa khi cần số ở vị trí N

  • Bước 6: Khởi động xe: Đối với xe số sàn, khi người lái khởi động xe bằng chìa khóa hoặc nút nhấn Start/Stop thì bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 (N, về mo), thắng tay vẫn còn đang ở chế độ thắng và phải đảm bảo rằng bạn đang đạp và giữ chân côn xuống sát so với sàn xe.

Khởi động xe bằng nút Start/stop

Khởi động xe bằng nút Start/stop

  • Bước 7: Sau khi khởi động xe, có thể bỏ chân khỏi bộ đạp ly hợp: Khi động cơ nổ máy, bạn có thể nhả chân khỏi phần chân côn (miễn là đáp ứng cần số luôn ở vị trí trung tâm).
  • Bước 8: Chân trái đạp bàn đạp ly hợp hết hành trình, tay phải di chuyển cần số sang số 1.Ảnh minh họa chân trái và tay phối hợpẢnh minh họa chân trái và tay phối hợp
  • Bước 9: Chân trái từ từ nhả phần chân côn cho đến khi xe di chuyển hẳn
  • Bước 10: Dùng chân phải mớm nhẹ bàn đạp ga để xe di chuyển theo ý muốn.
  • Bước 11: Sau khi xe di chuyển, vòng tua máy đạt khoảng 2.500 đến 3.000 vòng/phút, tiến hành đạp côn hết hành trình rồi sang số 2: Khi nhả côn để xe chuyển động, người lái xe cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác “côn ra ga vào” (nghĩa là giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn rồi từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.Nguyên tắc “côn ra ga vào”Nguyên tắc “côn ra ga vào”
  • Bước 12: Từ từ nhả phần chân côn và nhấn nhẹ bàn đạp ga
  • Bước 13: Tiếp tục đạp ga và bỏ hoàn toàn phần chân côn
  • Bước 14: Khi muốn cho xe dừng lại, di chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh và đạp cho đến khi xe giảm tốc độ
  • Bước 15: Cách lùi xe số sàn đơn giản: Khi di chuyển đến điểm dừng/đậu/đỗ xe bạn cần đạp hết chân côn, đạp thắng sau đó thì vào số lùi (số R), tiếp theo bạn từ từ nhả phần chân côn ra, tiếp tục nhả luôn chân thắng và đừng để xe bị tắt máy đến khi xe lùi lại theo ý muốn của bạn. Nếu muốn lùi nhanh thì nhả chân thắng và chân côn nhiều hơn, nếu muốn lùi chậm từ từ thì bạn cần kiểm soát chân côn và chân phanh.  Trên đây là 15 bước giúp bạn học lái xe ô tô số sàn hiệu quả, một khi đã làm chủ và thuần thục cách sử dụng hộp số sàn, thì khi đó bạn đã có thể kiểm soát chiếc xe theo phong cách của mình rồi.

    Kinh nghiệm lái xe số sàn trong thành phố

    Với mật độ lưu lượng xe lưu thông dày đặc, việc lái xe ô tô trong thành phố gặp khá nhiều khó khăn, nhất là đối với dòng xe số sàn. Dưới đây là một số kinh nghiệm, cách học lái xe ô tô số sàn mà HỆ THỐNG TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE Ô TÔ 3T muốn chia sẻ tới bạn, mời bạn cùng tham khảo.

    Về côn khi đường tắc

    Tại các khu vực thành phố lớn, việc thường xuyên gặp tình trạng ùn ứ, tắc đường là điều dễ thấy. Đối với trường hợp này, người lái xe số sàn nên về chân côn để xe nhích theo. Nếu thấy xe phía trên hiện đèn đỏ thì đạp chân côn kịch sàn một cáchdứt khoát, nếu xe đi tiếp thì lại bắt côn trở lại, cứ thế di chuyển từ từ đến khi hết tắc đường.

Tắc đường là “đặc sản” ở các thành phố lớn

Tắc đường là “đặc sản” ở các thành phố lớn

Vù ga – về số

Các đoạn cua khi xe thay đổi từ số cao xuống số thấp thì bạn nên vù ga về số để xe di chuyển êm ái và trên hết là đảm bảo tuổi thọ cho xe. Ví dụ dễ hiểu, bạn đang đi số 3 mà muốn về số 2 thì nên giảm tốc độ, tiếp theo vừa phanh, vừa đạp chân côn về số 2. Điều này, đảm bảo khi cua xe không bị giật mà vẫn chạy rất mượt mà.

Kỹ thuật vù ga - về số

Kỹ thuật vù ga – về số

Vào cua đúng cách

Các kỹ thuật cua xe quan trọng có thể kể tới như sau:

  • Vào cua ở ngã tư với vận tốc chậm thì không cần đạp côn.
  • Vào cua ở đường cong thì không nên đạp chân côn.
  • Không về số trước khi bắt đầu ôm cua, chỉ khi cua xong mới về số.
  • Khi vào cua bạn không nên đệm thêm ga trừ khi lúc đó xe chạy chậm.

Xin đường vượt xe khác

Sau khi đảm bảo các điều kiện có thể vượt xe đúng luật, lúc này người lái tiến hành xin đường vượt xe khác. Chú ý, không nên đi quá sát xe phía trước mặt, đảm bảo rằng góc quan sát rộng, có thể dễ dàng thấy rõ các chướng ngại vật. Thêm vào đó, bạn cần phải bật xi-nhan trái đồng thời bấm còi báo hiệu hoặc nháy đèn pha để xin vượt, không nên vượt luôn mà phải chờ một lúc để lái xe phía trước nhận được tín hiệu xin vượt và ra hiệu cho phép xe của bạn vượt.

Kỹ năng quan sát khi vượt đường vô cùng quan trọng

Kỹ năng quan sát khi vượt đường vô cùng quan trọng

Không nên lạm dụng số 0 trong lái xe

Theo chia sẻ của những tài xế thâm niên lái xe số sàn thì người lái không nên lạm dụng số 0 khi dừng đèn đỏ. Việc đưa xe về số 0 làm cho xe đột ngột giảm tốc độ sau đó đột ngột tăng, tốc độ khó kiểm soát. Đặc biệt, người lái tuyệt đối không được chuyển xe về số 0 khi xe đang lao xuống dốc, lúc đó tốc độ xe đang ở ngưỡng cao, ảnh hưởng đến sự an toàn của xe. 

Không đạp chân côn để giữ xe trên dốc

Đây là một trong những kỹ năng người học lái xe số sàn mà bất kỳ tài xế nào cũng phải nắm được, đó là không vào côn để giữ xe trên dốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của hộp số sàn, các bánh răng dẫn động, ổ bi, những bộ phận này sẽ phải chịu lực ma sát lớn để giữ cả khối lượng xe đứng yên trên dốc, ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của xe.

Không đạp chân côn trước khi phanh

Không nên đạp côn trước khi phanh xe là kinh nghiệm lái xe số sàn cơ bản bạn cần phải biết, việc đặt chân lên côn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe, côn sẽ rất nhanh mòn nếu cứ giữ thói quen này. Thay vào đó, bạn nên đạp phanh trước và để xe dừng lại hẳn thì mới đạp chân côn, lưu ý không đạp côn khi vào cua tránh việc xe rơi vào tình trạng chết máy đột ngột.

Bài viết trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm lái xe số sàn mà HỆ THỐNG TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE Ô TÔ 3T chúng tôi giới thiệu đến bạn, hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm những kiến thức bổ ích khi sở hữu chiếc xe số sàn, hoặc khi bạn mong muốn tham dự các khóa học lái xe số sàn B2 (khóa học lái xe hạng B2) . Từ đó, bạn sẽ không còn phải bỡ ngỡ mà có thể tự tin điều khiển chiếc xe đến khắp mọi nơi mà mình mong muốn! 

Tham khảo: Học lái xe ô tô bằng B2 chạy những xe nào? 

Thông tin chi tiết xin liên hệ: 

HỆ THỐNG TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE Ô TÔ 3T

  • VPĐD Đồng Nai: 205C Phạm Văn Thuận – Phường Tân Tiến – TP. Biên Hòa – Đồng Nai
  • VPĐD TPHCM: 184 Nguyễn Văn Trỗi, P8, Q. Phú Nhuận, HCM
  • VPĐD Bình Dương: 429/13b KP Tân Long, Tân Đông Hiệp Dĩ An, Bình Dương
  • Hotline: 0899 189 190
  • Email: lienhe@saigon3t.com
  • Website: hoclaixe3t.com

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
Contact Me on Zalo
0899 189 190
Tư vấn