Lái xe ô tô hay lái bất cứ xe gì khi tham gia giao thông thì an toàn là trên hết. Chính vì thế, tài xế cần phải nắm chắc kiến thức và có kinh nghiệm để xử lý được các tình huống phát sinh bất ngờ khi tham gia giao thông. Đánh lái khi vào cua là một kỹ năng mà bất cứ xế lái xe nào cũng cần phải trang bị cho bản thân. Cách đánh lái khi vào cua sao cho vừa an toàn, vừa nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật thì không phải ai cũng biết. Tìm hiểu ngay kỹ năng quan trọng này trong bài viết dưới đây cùng HỆ THỐNG TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE Ô TÔ 3T nhé!
Tầm quan trọng của việc học cách đánh lái khi vào cua
Trên thực tế, có rất nhiều tài xế khi di chuyển và tham gia giao thông trên những cung đường thẳng thì khá tốt nhưng khi chạy vào những khúc cua thì lại không biết xử lý như thế nào, thời điểm nào nên đánh lái, khi nào bắt đầu trả lái đều không nắm rõ.
Biết cách đánh lái khi vào cua là vô cùng quan trọng
Đã có không ít những trường hợp xảy ra tai nạn do tài xế không biết cách đánh lái khi vào cua an toàn, đặc biệt là ở những khúc cua có đông phương tiện đang di chuyển và bị khuất mất tầm nhìn.
Chính vì thế, học cách đánh lái vào cua chuẩn là điều mà bất cứ một tài xế nào cũng phải có khi tham gia các khóa học lái xe ô tô.
Xem ngay: Tất tần tật những điều cần biết về bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Cách đánh lái khi vào cua
Bước 1: Trước khi đánh lái
Quan sát xung quanh sẽ giúp tài xe định hình được khúc cua như thế nào, rộng hay hẹp, dài hay ngắn, mặt đường như thế nào gồ ghề hay trơn trượt, có đông phương tiện hay không để có cách xử lý phù hợp.
Quan sát liên tục là điều tài xế nào cũng nên làm
Người lái xe phải quan sát kính chiếu hậu để giữ khoảng cách an toàn đối với những xe đi ở phía sau. Khi tài xế đi vào đoạn đường có nhiều khúc cua thì nên chỉnh ghế ngồi cao hơn so với tư thế lái xe trên đường thẳng để có thể dễ dàng quan sát và xử lý được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình vào cua.
Bước 2: Giảm tốc độ xe
Vào cua mà không giảm tốc độ xe sẽ là rất nguy hiểm vì nếu góc cua có vật cản hoặc tác động bất ngờ thì tài xế không thể xử lý kịp thời được. Vì thế, khi thấy mình sắp di chuyển vào đoạn đường có khúc cua thì bạn hãy chủ động giảm tốc độ, đánh lái nhẹ nhàng theo độ cong của khúc cua.
Giảm tốc độ khi vào cua để an toàn hơn
Bước 3: Thời điểm để đánh lái vào cua
Thời điểm để đánh lái khi vào cua đối với mỗi tài xế lại khác nhau. Với những tài xế đã lái xe lâu năm thì thường sẽ đánh lái muộn hơn do đã có kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống cũng như có thể căn chỉnh khoảng cách rất tốt.
Với những tài xế mới, lời khuyên là hãy đánh lái sớm hơn bình thường một chút. Đánh lái sớm đồng nghĩa với việc bạn có đủ không gian để điều chỉnh nếu chẳng may xe bám quá sát vỉa hè hoặc có dấu hiệu đi sang làn đường khác.
Xem ngay: Những lưu ý cho người mới lái xe đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
Hãy đánh lái sớm hơn bình thường một chút nếu bạn là tài xế mới
Một lưu ý khác đó là khi vào cua tốt nhất chỉ nên đánh lái 1 lần. Việc lấy lái một lần sẽ giúp tạo sự cân bằng để cho xe có thể di chuyển ổn định hơn.
Bước 4: Thoát cua
Với cách đánh lái vào cua chuẩn thì thoát cua sẽ là bước cuối cùng. Khi xe đã thoát ra khỏi khúc cua thì tài xế sẽ bắt đầu trả lái từ từ để xe tiếp tục di chuyển thẳng.
Một lưu ý thêm là khi vào cua tài xế đánh lái như thế nào thì lúc trả lái thoát cua thì cũng phải quay vô lăng ngược lại tương ứng với số vòng xoay khi đánh lái lúc vào cua.
Những lưu ý khi đánh lái vào cua
Tập trung quan sát
Các khúc cua luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an toàn giao thông, vì thế tài xế cần phải tập trung quan sát thật kỹ đoạn đường khi chuẩn bị vào khúc cua và những phương tiện xung quanh. Nhờ việc quan sát kỹ lưỡng trước khi cua sẽ giúp cho tài xế chủ động hơn, xác định được đoạn đường mình sắp vào cua như thế nào và các yếu tố xung quanh như mật độ phương tiện, tình trạng đường… để có thể xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ xảy ra.
Quan sát liên tục là 1 kĩ năng phải có nếu muốn trở thành tài xế cứng
Kiểm tra gương thường xuyên
Trước khi vào cua thì gương chiếu hậu chính là một vật dụng cần thiết giúp cho tài xế có thể quan sát được phía sau xe có những gì để có thể tránh và đảm bảo an toàn trước khi đánh lái và đi vào khúc cua. Vì thế, đừng quên kiểm tra cả 2 bên gương chiếu hậu.
Chú ý về điểm mù
Điều khiển xe ô tô sẽ khác hoàn toàn với điều khiển những loại xe khác như xe máy, xe đạp điện… Bởi vì, xe ô tô sẽ có rất nhiều điểm mù. Điểm mù là những điểm mà tài xế không thể quan sát được khu vực đó có gì, kể cả là nhìn trực tiếp hay nhìn thông qua 2 gương chiếu hậu.
Xe có trang bị cảnh báo điểm mù sẽ rất hữu ích
Điểm mù nhiều hay ít lại phụ thuộc vào từng dòng xe, loại xe khác nhau. Do đó, tài xế lái xe nào cần biết rõ về điểm mù của xe đó và có phương án xử lý cho hợp lý.
Xem ngay: Làn thu phí ETC là gì? Tất tần tật thông tin về làn thu phí ETC
Tính toán về không gian
Đối với những đoạn đường nhỏ hẹp thì việc di chuyển đã khó khăn rồi nhưng khi vào cua thì còn khó khăn hơn nhiều lần. Vậy nên, tài xế cần phải tính toán thật cẩn thận để có thể vào cua mượt mà nhất mà không khiến chiếc xe bị đâm đụng. Đặc biệt là với những ai lái những mẫu xe có chiều dài trục cơ sở lớn thì càng phải tính toán sao cho cẩn thận hơn.
Tính toán về khoảng cách đường đi là rất quan trọng nếu không muốn bị gặp sự cố
Luôn luôn ưu tiên cho đầu xe
Khi vào cua thì đầu xe luôn là phần nguy hiểm nhất, do đó tài xế phải đặc biệt ưu tiên quan sát phần phía trước xe xem có vật cản không, mật độ phương tiện giao thông qua lại như thế nào để lựa chọn thời điểm thích hợp để vào cua
Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Không chỉ với ô tô mà đối với tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông thì việc giữ khoảng cách giữa các phương tiện là điều rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân, đặc biệt là khi vào cua nơi tầm nhìn bị hạn chế đi rất nhiều.
Không sử dụng điện thoại khi vào cua
Một điều cần lưu ý trong cách đánh lái khi vào cua đó là không được sử dụng điện thoại, vì điều này thực sự rất nguy hiểm. Sử dụng điện thoại khi đang lái xe sẽ khiến bạn mất tập trung, không đủ khả năng để xử lý tình huống khi phát sinh. Vì thế, đã lái xe thì không sử dụng điện thoại để có thể an toàn nhất nhé!
Không được phép sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông
Trên đây là toàn bộ những thông tin cũng như kiến thức HỆ THỐNG TRUNG TÂM DẠY NGHỀ LÁI XE Ô TÔ 3T muốn gửi đến bạn đọc.
Hy vọng bài viết này có ích và giúp trang bị cho bạn thêm kiến thức lái xe.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0899 189 190
Email: marketing@hoclaixe3t.com
Địa chỉ văn phòng:
- Đồng Nai: 205C Phạm Văn Thuận – Phường Tân Tiến – TP. Biên Hòa – Đồng Nai
- TPHCM: 184 Nguyễn Văn Trỗi, P8, Q. Phú Nhuận, HCM
- Bình Dương: 429/13b KP Tân Long, Tân Đông Hiệp Dĩ An, Bình Dương